Các loại tay nắm tủ trong thiết kế tủ bếp bạn nên biết

Tay nắm tủ là phụ kiện được sử dụng nhiều nhất và là vật dụng quan trọng trong các công trình nội thất như thiết kế tủ bếp. Phụ kiện tay nắm tủ bếp mang đến sự tiện ích cho người sử dụng, nếu biết cách chọn lựa phụ kiện tay nắm tủ phù hợp với tủ bếp, đặt đúng vị trí, chọn lựa kiểu dáng và chất liệu theo đúng yêu cầu, sẽ góp phần tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất bếp.

Tay nắm tủ được chế tác từ nhiều vật liệu khác nhau, từ kim loại ,nhựa tổng hợp cho đến gốm sứ, gỗ…Bên cạnh đó, tay nắm tủ cũng đa dạng về kiểu dáng, giúp người dùng thoải mái lựa chọn tay nắm sao cho phù hợp với tủ bếp nhất.

Các loại tay nắm tủ trong thiết kế tủ bếp bạn nên biết
Phân loại tay nắm tủ theo chất liệu

Tay nắm tủ bằng đồng

Tay nắm tủ bằng đồng có khá nhiều loại như:

  • Tay nắm tủ bằng đồng đỏ (copper).
  • Tay nắm tủ đồng vàng (brushed copper).
  • Tay nắm tủ đồng đen (antique copper),…

Với nhiều biến thể tạo nên nhiều loại tay nắm tủ bằng đồng khác nhau. Đồng thau là hợp kim đồng và kẽm. Đồng vàng là một trong những loại được sử dụng của đồng thau trong công trình dân dụng. Với mỗi tỉ lệ pha sẽ cho ra nhiều loại đồng có các thành phần vật lý khác nhau.

Tay nắm tủ bằng đồng là một trong những loại tay nắm tủ cao cấp nhất và luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình từ trước đến nay. Đồng và hợp kim đồng có ưu điểm là chống ăn mòn, tay nắm đồng có tính chống oxi hóa cao và kháng khuẩn mạnh. Vì vậy việc kháng khuẩn sẽ bảo vệ được sức khỏe của các thành viên trong gia đình khi đây là vật dụng được mọi người tiếp xúc nhiều nhất.

Tay nắm hợp kim nhôm

Ưu điểm nổi bật của tay nắm hợp kim nhôm là giá thành khá rẻ so với các loại vật liệu khác, nên đây là vật liệu khá phổ biến khi được sử dụng để sản xuất tay nắm tủ. Nhôm với chất liệu dẻo và khi trộn với các hợp kim khác sẽ tạo nên hợp kim nhôm chắc, rắn và bền theo thời gian. Được sử dụng cho các công trình tay nắm tủ bếp hay tủ quần áo.

Nếu được gia công hoàn thiện tốt, vật liệu nhôm sẽ sáng, bóng, làm tăng tính thẩm mỹ cho các công trình tủ hiện đại.

Tay nắm tủ inox

Đây là vật liệu ưa chuộng ở các công trình tủ gỗ cũng như tủ kính. Tùy hàm lượng các hợp kim mà có các tay nắm chất lượng inox khác nhau cho từng loại tay nắm tủ inox. Nếu biết sử dụng đúng cách, tay nắm tủ inox sẽ bền, đẹp và bóng theo thời gian sử dụng.

Trên thị trường hiện có 3 loại chất liệu inox phổ biến:

  • Inox 304 (18/10: trong thành phần chứa 18% Crom và 10% niken).
  • Inox 201 (18/8: trong thành phần chứa 18% Crom và 8% niken).
  • Inox 430 (18/0: trong thành phần chứa 18% Crom và 0% niken).

Mỗi loại chất liệu inox đều có ưu, nhược điểm và mức giá khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng của các gia đình, nên lựa chọn vật liệu inox phù hợp với từng loại tủ bếp. 

Tay nắm hợp kim kẽm

Tay nắm tủ hợp kim kẽm được sử dụng khá phổ biến chỉ sau hợp kim nhôm và đồng. Với quá trình đúc ở nhiệt độ cao 600 độ C hay còn gọi là đúc chết, tay nắm kẽm được thiết kế theo các yêu cầu của khuôn đúc một cách dễ dàng.

Theo thống kê, hợp kim kẽm có tính lưu động tốt, dễ thi công và chống ăn mòn, có độ dẻo mạnh. Hợp kim kẽm cũng có thể được xử lý bề mặt bằng cách mạ điện, phun, sơn, đánh bóng, mài, … Nó có tính chất cơ học tốt và chống mài mòn ở nhiệt độ phòng.

20191121102245 8f50

Phân loại tay nắm tủ theo kiểu dáng

Tay nắm tủ bếp dạng ống inox

Tay nắm tủ bếp dạng ống inox là một trong những xu hướng lựa chọn cho các mẫu tủ hiện đại. Với ưu điểm từ chất liệu inox cùng sự tinh tế trong thiết kế, tay nắm dạng ống có đầy đủ khả năng đáp ứng được các yêu cầu của cả những khách hàng khó tính nhất.

Tay nắm tủ bếp inox dẹt

Một thiết kế kiểu dáng khác cho dòng tay nắm làm từ chất liệu inox đó là tay nắm dạng dẹt. Với những khách hàng ưu thích sự vuông vắn, mạnh mẽ và cá tính thì kiểu dáng dẹt là lựa chọn phù hợp nhất. Thông thường, kiểu dáng tay nắm dẹt sẽ được kết hợp với tủ bếp làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp để tạo nên một tổng thể hoàn hảo cho căn bếp của gia đình.

Tay nắm tủ bếp inox chữ D

Với thiết kế hình chữ D đơn giản hỗ trợ cho việc đóng mở tủ tiện lợi hơn mà hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến phong cách chung của tủ bếp. Với những khách hàng yêu thích sự tối giản thì chắc chắn đây sẽ là kiểu dáng phù hợp nhất

Tay nắm tủ bếp dạng núm

Kiểu thiết kế truyền thống nhất có thể áp dụng cho hầu hết các mẫu tủ bếp là tay nắm dạng núm. Tuy nhiên, phổ biến nhất mà chúng ta hay bắt gặp tay nắm dạng núm ở các mẫu tủ gỗ tự nhiên.

Chất liệu sản xuất loại tay nắm núm cũng khá đa dạng, nó có thể làm bằng gỗ, hợp kim, sứ, đồng hay nhôm,…

Tay nắm tủ bếp dạng thanh

Tay nắm dạng thanh luôn mang đến sức cuốn hút không nhỏ cho các mẫu tủ bếp bởi thiết kế sang trọng, tinh tế. Khi sử dụng loại tay nắm này, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tiện ích nó mang lại vì vị trí nắm sẽ được nới ra đáng kể.  Bên cạnh đó, kiểu dáng dạng thanh mang đến sự chắc chắn, bền bỉ, chịu lực tốt nên khách hàng có thể yên tâm sử dụng trong khoảng thời gian dài mà không lo bị xuống cấp.

Tay nắm tủ bếp dạng thanh là loại phụ kiện có thể kết hợp với mọi loại tủ bếp, từ các loại kiểu dáng truyền thống, cổ điển cho đến hiện đại đều mang đến sự hài hòa cho tổng thể.

Tay nắm tủ bếp dạng nổi

Một mẫu tay nắm khác đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng đó là tay nắm dạng nổi. Điểm nổi bật của kiểu dáng tay nắm dạng nổi là sự đa dạng từ kích thước đến mẫu mã, vì vậy nó phù hợp cho nhiều phong cách và kiến trúc tủ bếp khác nhau.

Tay nắm tủ dạng âm tủ

Tay nắm dạng âm tủ có ưu điểm nổi bật mang đến sự trang nhã, tinh tế cho tủ bếp gia đình. Thông thường, kiểu tay nắm này sẽ được lựa chọn kết hợp với mẫu tủ hiện đại, đơn giản để hoàn thiện phong cách và nổi bật tính năng sử dụng.

Anh chup Man hinh 2021 03 22 luc 15.35.38

Lưu ý nhỏ khi sử dụng tay nắm cửa

  • Chọn một kiểu tay nắm cửa duy nhất: Có nghĩa là sử dụng nhiều loại tay nắm cửa cùng một kiểu sẽ dễ dàng và an toàn cho sự trang trí phòng bếp nhà bạn, làm cho các vật dụng có sự hòa hợp.
  • Khi kết hợp nhiều loại tay núm hãy chú ý đến phong cách và chức năng của chúng. Việc sử dụng nhiều loại tay nắm cửa có một kiểu sẽ dễ dàng và an toàn cho sự trang trí phòng bếp.
  • Các tay núm nên được sử dụng ở nhiều nơi để tránh sự lạc lõng, đơn điệu.
  • Chỉ sử dụng tối đa 2 kiểu núm/ tay nắm nếu nhà bếp có trên 20 cánh tủ và duy nhất một kiểu núm/ tay nắm cho tất cả nếu ít hơn 12 cánh tủ.

Xem thêm:

STUDIO THIẾT KẾ THI CÔNG TỦ BẾP – BẾP ĐẸP CHO MỌI GIA ĐÌNH
————–
Quý khách hàng muốn được tư vấn chi tiết về tủ bếp hoặc chi phí thi công tại website TUBEPDEP.STUDIO vui lòng liên hệ theo các hình thức dưới:
Liên hệ đặt hàng và tư vấn: 0813 138 168
Nhắn tin Messenger (bên góc phải màn hình).
————–
TUBEPDEP.STUDIO – NHANH CHÓNG – CHẤT LƯỢNG – KINH TẾ .
– Giờ làm việc: 8:00-18:00 hàng ngày
– Email: tubepdep.studio@gmail.com
– Website: https://tubepdep.studio/
– Địa chỉ: Chúng tôi có đội ngũ thợ khắp địa bàn Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, nhận thiết kế thi công tủ bếp tại:

Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Thủ Đức, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn.

Thẻ: