Có nên sử dụng gỗ MDF cho khu vực tủ bếp?

Có nên sử dụng gỗ MDF cho khu vực tủ bếp? Là câu hỏi được khá nhiều khách hàng đặt câu hỏi bởi gỗ MDF có độ bền cao, giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. Hôm nay, tubepdep.studio sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn!

Có nên sử dụng gỗ MDF cho khu vực tủ bếp?

Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Gỗ MDF sử dụng nguyên liệu là các loại gỗ vụn, nhánh cây…được cho vào máy nghiền thành các sợi gỗ nhỏ Cellulo. Các sợi gỗ Cellulo được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa… Sau đó đưa vào máy trộn gồm có: keo, bột sợi gỗ (Cellulo), chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ.

Đặc điểm tủ bếp đóng bằng gỗ MDF

Gỗ MDF về cơ bản đây là một loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ các loại gỗ rừng ngắn hạn, tùy đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi khu vực mà sử dụng các cây nguyên liệu khác nhau. Có thể sử dụng nguyên cây hoặc cành, nghiền thành bột mịn, gọi là bột gỗ, sau đó trộn đều bột gỗ với keo theo một tỉ lệ nhất định. Rồi giàn đều và đưa vào máy ép có gia nhiệt, ép thành ván có độ dày khác nhau từ 2,5mm – 25mm. Khi gỗ đã được ép thành ván, ván sẽ tiếp tục được đưa qua băng chuyền đến máy cắt và cắt thành 3 khổ ván khác nhau là 1220*2440, 1530*2440 hoặc 1830*2440mm tùy vào nhu cầu sử dụng. Hiện nay trên thế giới hầu hết các nước đều có thể sản xuất được loại ván này tuy nhiên hai nước sản xuất loại ván này có chất lượng tốt nhất là Đức và Malaysia.

Quy trình sản xuất gỗ MDF

Khi nhắc đến quy trình sản xuất ván gỗ MDF, sẽ có hai kiểu quy trình sản xuất để làm ra ván MDF đó là quy trình sản xuất khô và quy trình sản xuất ướt.

  • Quy trình khô: Trong quy trình này thì keo và phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn và sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

  • Quy trình ướt: Với quy trình sản xuất ướt thì bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó và được đưa lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm ván MDF được đưa qua cán hơi ở nhiệt cao như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.

Ưu và nhược điểm của gỗ MDF

Ưu điểm của gỗ MDF

  • Gỗ MDF có độ ổn định cao, ít bị cong vênh, co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.

  • Bề mặt phẳng, nhẵn mịn.

  • Dễ dàng sử dụng các chất liệu phủ bề mặt như laminate, melamine, veneer, acrylic…

  • Độ bền cao, giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.

  • Thời gian gia công nhanh.

Nhược điểm của gỗ MDF

  • Ngoại trừ gỗ MDF chống ẩm, khả năng chịu nước của gỗ MDF thông thường không quá cao.

  • Gỗ MDF có ưu điểm về độ cứng, nhưng không có ưu điểm về độ dẻo.

  • Gỗ MDF không thể trạm trổ, điêu khắc như gỗ tự nhiên.

  • Độ dày của gỗ MDF có giới hạn.

Có nên sử dụng gỗ MDF cho khu vực tủ bếp?

Có nên sử dụng gỗ MDF cho khu vực tủ bếp?

Đối với khu vực bếp, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm tủ bếp gỗ đó là: môi trường thường ẩm ướt, gần nước, vật liệu tủ bếp phải tiếp xúc nhiều với các chất lỏng và hóa chất,… Với điều kiện này, tất cả các loại gỗ kể cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp đều chịu ảnh hưởng như nhau.

So với gỗ tự nhiên thường được gọi là gỗ thịt, gỗ công nghiệp, cụ thể là gỗ MDF còn được bảo vệ bởi chất liệu phủ bề mặt. Kết hợp các chất liệu này, với cốt gỗ MDF chống ẩm, là cách để gia tăng tuổi thọ cho khu vực tủ bếp, giúp vật liệu làm tủ bếp có khả năng kháng ẩm, đồng thời vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng.

Tuy nhiên, gỗ MDF chống ẩm cũng chỉ có khả năng hạn chế ẩm, thấm. Nếu để gỗ MDF chống ẩm tiếp xúc với nước trong thời gian dài, cốt gỗ sẽ bị trương nở, buộc gia chủ cần thay mới.

Với các căn phòng bếp hiện đại, đề cao cả tính thẩm mĩ và sự an toàn thì việc lựa chọn chất liệu gỗ MDF chống ẩm là một sự lựa chọn hợp lý. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, các gia chủ cũng cần chú ý đến những nhược điểm của loại gỗ này để biết cách bảo quản, giữ được độ bền đẹp cho căn bếp nhà mình.

Gỗ MDF chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta. Nó nằm trong nhóm gỗ công nghiệp dễ chế tác, giá thành rẻ và độ bền cao. Rất nhiều nhóm khách hàng muốn tìm hiểu về loại gỗ này để thiết kế thành tủ bếp bởi các ưu điểm của chúng. Vậy khi thiết kế tủ bếp gỗ công nghiệp có nên chọn cốt gỗ MDF kháng ẩm để đóng?

STUDIO THIẾT KẾ THI CÔNG TỦ BẾP – BẾP ĐẸP CHO MỌI GIA ĐÌNH
————–
Quý khách hàng muốn được tư vấn chi tiết về tủ bếp hoặc chi phí thi công tại website TUBEPDEP.STUDIO vui lòng liên hệ theo các hình thức dưới:
Liên hệ đặt hàng và tư vấn: 0813 138 168
Nhắn tin Messenger (bên góc phải màn hình).
————–
TUBEPDEP.STUDIO – NHANH CHÓNG – CHẤT LƯỢNG – KINH TẾ .
– Giờ làm việc: 8:00-18:00 hàng ngày
– Email: tubepdep.studio@gmail.com
– Website: https://tubepdep.studio/
– Địa chỉ: Chúng tôi có đội ngũ thợ khắp địa bàn Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, nhận thiết kế thi công tủ bếp tại:

Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Thủ Đức, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn.

Thẻ:, ,