Tubepdep.studio sẽ chia sẻ với bạn cách lựa chọn và thiết kế tủ bếp lý tưởng cho gia đình trẻ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các bạn trẻ thường sống và làm việc xa nhà hoặc sẽ có một gia đình nhỏ của bản thân mình. Khi bắt đầu đến với nơi ở mới chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ muốn tân trang cho chính căn nhà của mình.
Danh mục bài viết
1. Đặc điểm thiết kế tủ bếp gia đình
Những chiếc tủ bếp gia đình đầu tiên được phát minh vào những năm trước chiến tranh thế giới thứ I. Khi đó, chúng chưa mang dáng dấp như bây giờ. Chỉ bao gồm hai phần là 1 chiếc bàn cùng 1 chiếc tủ chứa thức ăn. Theo thời gian, những chiếc tủ bếp dần được hoàn thiện với các vật liệu cải tiến. Đến những năm 1920 ở châu Âu chứng kiến thời kỳ tủ bếp được sản xuất phổ biến đến mức bán ra hơn 2 triệu chiếc.
Cấu tạo tủ bếp
Mỗi chiếc tủ bếp đều có cấu tạo hai phần cơ bản: phần thân và bề mặt tủ bếp. Dù được sản xuất bằng bất kỳ chất liệu nào thì tủ bếp vẫn phải đáp ứng hai bộ phận cơ bản này.
Phần thân tủ bếp có nhiều ngăn nhỏ được sử dụng để chứa đựng các đồ gia dụng khác nhau. Bộ phận thân tủ bếp có thể được thiết kế thành các ngăn kéo đa dạng. Bao gồm: ngăn kéo thông minh chứa đồ, ngăn kéo dọc, ngăn kéo tủ góc và ngăn kéo dưới chậu rửa.
Đảm bảo yếu tố công năng
Công năng là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế tủ bếp. Trước khi quan tâm đến thẩm mỹ của căn bếp, gia chủ nên chú ý đến các dây chuyền bố trí công năng cơ bản nhất như: Khu vực chứa thực phẩm, khu vật dụng, khu vực rửa, khu sơ chế, và khu vực nấu. Có thể hình dung sự bài trí dây chuyền công năng này tương ứng với: tủ lạnh, tủ đựng bát đĩa, chậu rửa, kệ gia vị hoặc thiết bị điện, bếp nấu. Dây chuyền công năng này, nếu được bài trí hợp lý sẽ luôn mang lại sự tiện nghi cho gia chủ.
Nếu như diện tích đủ rộng, có thể bố trí thêm những thành tố phụ cho căn bếp như: tủ đồ khô, tủ rượu, lò vi sóng, tủ đồ phụ trợ khác của bếp… Khi được bài trí đúng, hợp lý, các thành tố phụ này sẽ đem lại sự tiện lợi khi thao tác cho gia chủ.
Khi công năng cơ bản được đảm bảo, yếu tố thẩm mỹ mới được xét đến. Thiết kế căn bếp ra sao cũng tùy thuộc vào sở thích của gia chủ, gu thẩm mỹ hay phong cách nội thất của tổng thể căn nhà. Với những không gian nhỏ, bếp nên sử dụng các màu sáng hoặc trung tính. Các không gian có diện tích lớn có thể dùng các màu tối hoặc trầm để tăng vẻ sang trọng.
2. Xác định kiểu thiết kế tủ bếp phù hợp dựa trên diện tích của căn nhà
Dựa trên diện tích rộng hẹp khác nhau của mỗi căn nhà, hiện nay có 6 kiểu bếp đang được ứng dụng phổ biến và hiệu quả, vừa đáp ứng thẩm mỹ, vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng của từng gia đình.
1. Bếp chữ L (2 vế vuông góc)
- Phù hợp với các không gian có diện tích trung bình và góc cạnh, ví dụ: chung cư rộng từ 60m2 đến 100m2, hay dạng nhà phố liền kề. Sự “mượn” không gian giữa 2 vế giúp đạt được sự tối ưu về diện tích và hiệu quả khi thao tác và sử dụng. Đối với những căn hộ vừa và nhỏ, bếp chữ L là sự lựa chọn tối ưu nhất.
2. Bếp chữ I (1 vế)
- Phù hợp với các không gian nhỏ như chung cư mini hay nhà phố có diện tích sàn nhỏ hoặc hẹp về chiều ngang. Khoảng không gian trống cạnh tủ sẽ tiện lợi cho việc di chuyển. Đây cũng là kiểu bếp giúp các gia đình trẻ tiết kiệm chi phí nhất.
3. Bếp chữ U (3 vế)
- Thường được ứng dụng trong các không gian rộng rãi như biệt thự, nhà phố có bề ngang lớn hoặc chung cư dạng Penthouse, Duplex… Nếu được thiết kế kèm theo một bàn soạn, bếp chữ U sẽ có hình dạng tương tự chữ W.
4. Bếp song song
- Là khu bếp được đặt riêng biệt, hẹp bề ngang. Việc sử dụng bếp song song giúp tăng sức chứa và thuận tiện khi di chuyển.
5. Bếp chữ I có đảo
- Phù hợp với không gian vừa và lớn, sức chứa được tăng lên đáng kể. Bàn đảo cũng có thể được sử dụng thay thế cho bàn ăn, giúp tận dụng những không gian sẵn có.