Anh chup Man hinh 2021 03 19 luc 23.59.32

Chất liệu phủ trên bề mặt tủ bếp là chất liệu nội thất được đa số các khách hàng chọn lựa do tính bền bỉ, mức độ sang trọng của sản phẩm. Để đảm bảo cũng như tăng độ bền cho các sản phẩm người ta thường tìm đến các loại phủ bề mặt tủ bếp để bảo vệ. Sau đây, tubepdep.studio sẽ cùng mọi người tìm hiểu các loại chất liệu phủ bề mặt cốt gỗ làm tủ bếp.

Để gỗ công nghiệp có được vẻ đẹp và độ bền, người ta dán lên cốt gỗ một loại bề mặt phù hợp hoặc một lớp sơn. Có 4 loại bề mặt được ưa chuộng hiện nay là:

Tìm hiểu các loại chất liệu phủ bề mặt tủ bếp bằng gỗ công nghiệp

Chất liệu phủ Melamine (MFC – Melamine Face Chipboard)

Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Các tấm gỗ phủ Melamine – MFC có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm.

Melamine (Melamine Faced Chipboard) là chất liệu phủ trang trí trên bề mặt cốt gỗ. Melamine được cấu tạo từ 3 lớp :

  • Overlay (lớp màng phủ bên ngoài).
  • Decorative  Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật).
  • Kraft Paper (lớp giấy nền).

Qua quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao, 3 lớp này được kết hợp chặt chẽ với nhau bằng keo Melamine.

Gỗ MFC có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, màu sắc trong gỗ MFC rất tươi, đều màu, sáng màu, có thể ứng dụng rộng rãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn. Hiện tại MFC có khoảng hơn 100 mẫu màu khác nhau.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, đẹp mắt.

  • Có khả năng chống chịu tác động vật lý tốt, không bị phai màu, biến màu, tuổi thọ cao.

  • Giá thành Melamine thường rẻ hơn Acrylic và Laminate.

  • Chịu được hóa chất, nhiệt độ cao, thích hợp khu vực bếp. Có khả năng kháng mối mọt, mục ruỗng.

  • Chất liệu sạch, thân thiện và bảo vệ môi trường.

Nhược điểm:

  • Độ uốn ván, uốn cong bề mặt thấp.

  • Phải được ép dán trực tiếp lên cốt gỗ mới sử dụng được.

Chất liệu phủ Laminate

Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF).

Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại duyên dáng. Lớp bề mặt Laminate của Fami có độ dày tiêu chuẩn là 0.75mm, có tên gọi kỹ thuật theo công nghệ Hàn Quốc là Melamine HPL (HPL: High Pressure Laminates). Laminate là chất liệu bề mặt nổi bật của nội thất Fami và được dùng trong sản xuất nhiều dòng sản phẩm: Bàn giám đốc VIP, tủ tài liệu, vách ngăn…

Laminate được chế biến theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate), bao gồm 3 lớp: lớp màng phủ, lớp ghim tạo màu thẩm mỹ và lớp giấy nền. Chất lượng ổn định, đa dạng về màu sắc cũng như hình dáng nên chất liệu phủ bề mặt Laminate rất được ưa chuộng.

Ưu điểm:

  • Bề mặt Laminate dày hơn Melamine, có khả năng chống xước, phai màu, chịu nhiệt tốt, chống lại các hóa chất và tác động vật lý cao.

  • Tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng, ngoài những màu trơn còn có cả màu kim loại, màu ánh nhũ, các loại vân như vẫn gỗ tự nhiên, vân sần, vân đá…

  • Dẻo dai, có thể uốn cong để tạo hình cho nhiều đồ nội thất như quầy, kệ…

  • Dễ dàng thi công, tạo hình và lắp ghép.

Nhược điểm:

  • Giá thành khá cao.

  • Có thể bị bong tróc, phồng rộp bề mặt, khe dán không đẹp nếu kỹ thuật xử lý không tốt.

so sánh 4 loại chất liệu phủ bề mặt cốt gỗ làm tủ bếp

Chất liệu phủ Acrylic

Acrylic tên tiếng anh là Hi Gloss Acrylic dùng để chỉ một nhóm nguyên liệu là nhựa dẻo có nguồn gốc từ các hợp chất như axit acrylic hoặc axit metacrylic. Các dẫn xuất acrylic được thêm vào để tạo ra một loại vật liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích. Ở Việt Nam, Acrylic thường được gọi là Mica hay gỗ bóng gương, tên gọi này có ý nghĩa là “lấp lánh”, bởi tính chất bóng đều và óng ánh tự nhiên vốn có của nó.

Bề mặt Acrylic là một loại vật liệu được tinh chế từ dầu mỏ, dùng để phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Hiện nay, bề mặt Acrylic rất được ưa chuộng nhờ vào bề mặt sáng bóng, phẳng mịn, dễ lau chùi và có tính thẩm mỹ cao.

Ưu điểm:

  • Có khả năng chịu lực tốt, không bị cong vênh, co ngót khi môi trường thay đổi, độ bền cao.

  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi, khả năng giữ mới tốt, bề mặt luôn sáng bóng, sang trọng.

  • Màu sắc đa dạng, phù hợp nội thất phong cách hiện đại.

  • Dễ dàng thi công, lắp ghép.

Nhược điểm:

  • Giá thành của sản phẩm khá cao do yêu cầu tiêu chuẩn sản xuất công nghệ cao.

  • Không phù hợp với phong cách nội thất cổ điển.

Chất liệu phủ Veneer

Bề mặt Veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ các cây gỗ thịt như: Xoan đào, sồi, óc chó, tần bì… với độ dày chỉ khoảng từ 1 rem đến 2 ly. Sau khi sơ chế, bề mặt Veneer được dán lên các cốt gỗ công nghiệp để làm ra các vật liệu như tủ bếp, bàn ghế,…

Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.

  • Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.

  • Nối (may) từng tấm Veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.

  • Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.

  • Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp.

Ưu điểm:

  • Giá thành hợp lý, rẻ hơn gỗ tự nhiên.

  • Bề mặt sáng bóng, nhẵn mịn, có thể ghép vân theo nhiều cách để tạo nên các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.

  • Khả năng chống cong vênh tốt, không mối mọt, nứt gãy khi môi trường thay đổi.

  • Không phai màu, mất màu.

  • Chất liệu an toàn, thân thiện với môi trường.

Nhược điểm:

  • Tủ bếp bề mặt Veneer thường không chịu được nước, độ ẩm cao.

  • Dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi gặp chịu lực va đập.

Mỗi loại chất liệu phủ bề mặt lại có cấu tạo, chất lượng, mẫu mã và giá thành khác nhau. Bên cạnh việc xem xét ưu – nhược điểm của từng loại, bạn đọc hãy cân nhắc các yếu tố như phong cách thiết kế nội thất, nhu cầu sử dụng cũng như nguồn lực tài chính để lựa chọn loại chất liệu phủ bề mặt ưng ý nhất.

Xem thêm:

STUDIO THIẾT KẾ THI CÔNG TỦ BẾP – BẾP ĐẸP CHO MỌI GIA ĐÌNH
————–
Quý khách hàng muốn được tư vấn chi tiết về tủ bếp hoặc chi phí thi công tại website TUBEPDEP.STUDIO vui lòng liên hệ theo các hình thức dưới:
Liên hệ đặt hàng và tư vấn: 0813 138 168
Nhắn tin Messenger (bên góc phải màn hình).
————–
TUBEPDEP.STUDIO – NHANH CHÓNG – CHẤT LƯỢNG – KINH TẾ .
– Giờ làm việc: 8:00-18:00 hàng ngày
– Email: tubepdep.studio@gmail.com
– Website: https://tubepdep.studio/
– Địa chỉ: Chúng tôi có đội ngũ thợ khắp địa bàn Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, nhận thiết kế thi công tủ bếp tại:

Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Thủ Đức, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn.

Thẻ: